Với một chú gà chuyên chinh chiến trên sàn đấu, cần có một chế độ ăn hợp lý. Đủ tiêu chuẩn để đáp ứng được nhu cầu chiến đấu. Bạn là người chuyên nuôi gà đá cựa sắt, bạn đã biết được chế độ độ ăn uống của chú chiến binh nhỏ này chưa? Hãy cùng dagacuadao.tv tìm hiểu về chế độ ăn cho gà đá cựa sắt bạn nhé.
Nguồn thức ăn chính là lúa
Bình thường, sau khi mua gà về, các bạn chỉ ngâm lúa qua với nước khoảng 30 phút rồi chắt nước và cho gà ăn. Vì lúa là thức ăn chính dành cho gà đá nên người nuôi gà cần đặc biệt chú ý vấn đề cách lựa chọn lúa. Chọn lúa cho gà đá ăn, phải là loại lúa tốt,hạt tròn, chắc hạt, nhặt kỹ, loại bỏ hạt lép, các tạp chất. Rồi đãi trong nước sạch, lại phơi khô và cho gà ăn. Nên nhớ là không được ngâm lúa qua đêm vì có thể việc ngâm qua đêm sẽ làm lúa đã nảy những mầm nhỏ. Khiến hạt lúa chứa nhiều độc tố ko tốt cho gà. Đó là lý do tại sao sau khi đãi lúa trong nước sạch, ta lại phơi khô rồi mới cho gà ăn vì nếu ko may gà bị ko tiêu thì lúa ngâm có điều kiện nảy mầm trong bầu diều gà.
Lúa là thức ăn chính
Mồi cho gà đá
Trong cách nuôi gà đá ngoài thức ăn thường người nuôi thường cho ăn thêm mồi. Mồi giúp bổ sung các chất đạm, protein, hồi phục sức khỏe và tăng độ hưng phấn cho gà đá. . Sau đây là các loại mồi thường dùng cho gà đá và công dụng chính của chúng:
- Lươn con là loại thức ăn giúp bổ sung máu (dành cho Gà bị tái mặt, tím mồng)
- Tép có tác dụng hỗ trợ chắc xương cho gà
- Cá chép con dành cho gà đang giảm cân
- Dế dùng trong những ngày giá rét, dế có tính nhiệt.
- Thịt bò là thức ăn thúc đẩy sự phát triển cơ (dành cho Gà bị suy, ốm, gió nhẹ)
- Sâu Superworm góp phần kích thích hưng phấn cho thi đấu (thường là khẩu phần Mồi trong “Chế độ đá”), kích thích thay lông (thúc đẩy quá trình thay lông, góp phần giúp lông óng mượt, chắc khỏe)
Đây là những loại thức ăn chứa chất đạm sử dụng như chất xúc tác để tăng cường cơ bắp nhưng đồng thời cũng có khả năng làm tăng lượng thịt và mỡ không cần thiết. Bạn không nên cho ăn thức ăn như ếch, nhái vì nhiều đạm quá dẫn tới gà khi ra trường đấu gà bở hơi kém bền.
Bổ sung chất đạm
Bổ sung rau xanh vào chế độ ăn cho gà đá cựa sắt
Như các bạn biết các loại rau xanh là loại thức ăn có rất nhiều vitamin K. Đó là thành phần giúp giải độc rất hữu hiệu, ngoài ra, rau xanh cung cấp các khoáng chất, các nguyên tố vi lượng, làm giảm thân nhiệt cho gà trong những ngày nóng. Các loại rau phổ biến thường dùng cho gà như: rau muống, xà lách,..Riêng cà chua, một số sư kê có kinh nghiệm cho rằng loại trái này làm gà yếu đường ruột, đi phân lỏng. Không tốt khi gà đang trong “Chế độ đá”.
Một số lưu ý khác trong chế độ ăn
Bên cạnh những yếu tố trên, Nguồn nước cũng rất quan trọng trong chế độ ăn cho gà đá cựa sắt. Lượng nước cung cấp cho gà chọi cũng nên chia thành hai lần tương tự như khi ăn. Mùa đông có thể bớt nước đi bởi trong phần thóc ngâm nước cũng đã mang độ ẩm nhất định. Lưu ý, lượng nước vào buổi sáng cần nhiều hơn để có thể sớm tiêu hóa thức ăn của ngày hôm trước. Vì vậy, lượng nước buổi tối có thể ít hơn ban ngày. Điều này cũng tránh tích nước cho gà chiến. Thông qua chế độ dinh dưỡng hợp lý, các sư kê hoàn toàn có thể yên tâm khi áp dụng những cách huấn luyện gà đá cho gà chiến của mình.
Ngoài ra, bạn cần bổ sung cho gà một số phụ gia khác như tỏi, gừng, rượu cho gà chiến của mình. Những phụ gia này đều tốt cho đường ruột của gà. Giúp gà ngủ ngon hơn và phòng chống muỗi, côn trùng đốt.
Chế độ ăn cho gà đá cựa sắt
Dinh dưỡng khoa học cho thể trạng tốt, nhờ vậy thành tích của gà đá cựa cũng sẽ tốt hơn. Thế nhưng ngoài dinh dưỡng, chế độ ăn cho gà đá cựa sắt, các bạn phải nắm rõ quy trình phòng bệnh cho gà để tránh mắc những bệnh nguy hiểm.
Hãy lưu ý những chú ý trên để trở nên bất bại trong trên các sàn đấu bạn nhé.
Trả lời